BỆNH VIÊM ĐA KHỚP VÀ CÁCH CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TRIỆT ĐỂ

Viêm khớp dạng thấp hay còn có tên gọi phổ biến khác là thấp khớp. Đây là loại bệnh tự miễn, gây hủy hoại các khớp xương. Trong trường hợp người bệnh không điều trị kịp thời nó có thể đe dọa đến khả năng vận động của bệnh nhân.

1/ Bệnh viêm đa khớp là gì?

Dân gian thường gọi viêm khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp. Có không ít người nghĩ rằng, viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người già, người trung niên lớn tuổi, tuy nhiên sự thật là, tỷ lệ người trẻ tuổi dưới 40 và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cũng có nguy cơ mắc cao.

Đây là căn bệnh dạng viêm gây tổn thương khớp cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào các màng của các khớp từ đó dẫn đến hiện tượng sưng đau, buốt nhói và cuối cùng nếu không điều trị sẽ gây biến dạng khớp.

Bệnh viêm đa khớp gây đau đồng thời ở nhiều khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân và mắt cá chân. Ngoài ra các khớp vùng đầu gối, xương hàm và hông cũng có thể bị tuy nhiên tỷ lệ ít hơn.

2/ Thủ phạm gây viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp phổ biến này chiếm đến gần 3% dân số, còn tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chiếm đến 20%. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi trung niên từ 35-60.

Viêm khớp dạng thấp là loại bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Một vài nguyên nhân hình thành lên bệnh viêm đa khớp dạng thấp chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây để từ đó có thể ngăn chặn bệnh ngay khi vừa mới hình thành.

Nữ giới dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới

Nữ giới dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới

  • Tác nhân khởi phát: Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein. Nhiều giả thiết cho rằng virus có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên giả thiết này chưa được chứng minh một cách chắc chắn.
  • Yếu tố cơ địa: Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Do đó các chị em trong độ tuổi trên 35 hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
  • Yếu tố di truyền: một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta không thể không kể đến đó là yếu tố di truyền. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.
  • Yếu tố thuận lợi: ngoài các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chúng ta vừa kể ở trên. Những nguyên nhân góp phần hình thành bệnh khác mà chúng ta cần biết đó là sau khi bị chấn thương, cơ thể suy yếu do bệnh tật, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo kéo dài, sau thời gian sinh đẻ không kiêng khem cẩn thận…

3/ Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Đối với bất cứ căn bệnh nào, việc phát hiện sớm quá trình điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn gấp nhiều lần, và với bệnh viêm khớp dạng thấp cũng vậy. Một vài triệu chứng điển hình, dễ nhận biết mà chứng bệnh này gây ra, chúng ta nên biết để từ đó chú ý hơn đến sức khỏe của chính bản thân mình:

Giai đoạn khởi phát:

  • 85% bắt đầu từ từ, tăng dần, 15% đột ngột với các dấu hiệm viêm cấp; đa số lúc đầu chỉ viêm ở một khớp có thể là khớp bàn tay, cổ tay, hay bàn chân, ngón chân, khớp gối… Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển qua giai đoạn toàn phát.

    Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn khởi phát

    Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn khởi phát

    Giai đoạn toàn phát:

    • Đau nhức các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân, ngón chân. Đau cùng lúc nhiều khớp
    • Các khớp này sưng đau, nóng đỏ
    • Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy hoặc khi ngồi lâu, đứng lâu
    • Những cơn đau do viêm khớp dạng thấp gây ra có tính chất đối xứng, vì thế nếu một bên đầu gối bạn bị đau thì rất có thể vài ngày sau hay vài tuần sau đầu gối còn lại cũng sẽ xuất hiện cơn đau
    • Cơn đau khớp tăng nặng về đêm và rạng sáng từ đó gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân.
    • Bệnh để lâu không được điều trị dẫn đến biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

    Giai đoạn bệnh toàn phát

    Triệu chứng ngoài khớp:

    • Ngoài các triệu chứng, bệnh nhân còn có thể rơi vào tình trạng sốt nhẹ, da xanh xao, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy yếu, suy nhược cơ thể, suy nhược tinh thần, rối loạn thần kinh thực vật.

    Triệu chứng cận khớp:

    • Xuất hiện các hạt dưới da, nổi gồ lên khỏi các mặt da, sờ rắn chắc tuy nhiên không đau
    • Da khô teo
    • Teo cơ rõ rệt ở các vị trí xung quanh khớp, viêm gân
    • Ban đỏ ở lòng bàn tay, gan bàn chân
    • Viêm gan, bao gân quanh khớp
    • Dây chẳng khớp bị co kéo hoặc giãn dẫn đến hiện tượng lỏng lẻo các khớp

    Triệu chứng bệnh cận khớp

    4/ Hậu quả khi không điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp kịp thời

    Theo TS. BS NGÔ QUANG HẢI, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Trưởng đơn vị điều trị bằng phương pháp mới bệnh viện Châm cứu Trung Ương chia sẻ: viêm đa khớp dạng thấp không được điều trị, về lâu về dài có thể gây ra tình trạng vô cùng nguy hiểm:

    • Mất khả năng lao động: đây là hậu quả tất yếu do căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra. Nguyên nhân là do hiện tượng cứng khớp, các khớp sưng đau, teo cơ từ đó ảnh hưởng đến việc vận động. Lúc đầu là hạn chế khả năng cầm nắm, đi lại, duỗi thẳng tay…
    • Nguy cơ tàn phế: có đến 89% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp bị cứng khớp, sau khi rơi vào tình trạng mất khả năng lao động, thì biến chứng nghiêm trọng hơn chính là teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế, không thể cử động khu vực bị viêm khớp.

    Hậu quả của viêm đa khớp dạng thấp

    • “Bệnh khớp nó đớp vào tim”: có lẽ bất cứ ai cũng nghe được câu nói này. Sự thật đã chứng minh, những người bị viêm đa khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 4 lần so với những người khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 30% bệnh nhân viêm khớp gặp vấn đề về tim mạch và 50% có thể dẫn tới tử vong.
    • Gây khó thụ thai: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp cao gấp 2-3 lần nam giới và các bác sĩ sau quá trình tìm hiểu đã xác định có đến 25% phụ nữ bị viêm đa khớp gặp hiện tượng khó thụ thai.

    Đó là một vài biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra. Do căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm và chậm chạp, cơn đau lúc tái phát lúc không, vì vậy vẫn có nhiều người tỏ ra coi thường, chủ quan.

    5/ Bí quyết điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả?

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm, nhiều bệnh nhân cần xác định sẽ phải chung sống với bệnh đến cuối đời. Hiện tại tất cả các loại thuốc tân dược được kê đơn điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ đơn thuần có tác dụng giảm đau và phần nào đó ngăn ngừa bệnh tiến triển mà thôi. Hơn nữa việc dùng tân dược lâu dài không phải là cách, nó không chỉ gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe nội tạng như gan, thận, dạ dày… mà còn tác động tiêu cực đến kinh tế của gia đình người bệnh. Tiền mất tật mang…

    Do đó phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y đang được nhiều người bệnh lựa chọn và tìm kiếm bởi sự an toàn, lành tính, hiệu quả lâu dài, không phản ứng phụ…

  •   PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN AN TRIẾT

TS. BS NGÔ QUANG HẢI 

Bài Viết Liên Quan