CÂU KỶ TỬ

 

Quả Kỷ Tử
Kỷ tử còn có tên là Câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, câu kỷ tử
Câu kỷ tử hay kỷ tử là quả chín phơi khô của cây khởi tử.

Tính vị: Tính hơi hàn, không độc. Vị ngọt, hơi chua, tính bình

Quy kinh: Vào kinh Can, Thận, Phế

Tác dụng: tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục

Chỉ định: Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…

Kỷ tử là một thứ “Dược thực lưỡng dụng”- nghĩa là vừa dùng làm thuốc, vừa làm thức ăn. Ngoài cách dùng kỷ tử để chế biến những món ăn bổ dưỡng như ‘Gà hầm kỷ tử”, “Cá hấp kỷ tử”…trong điều kiện gia đình, còn có thể dùng kỷ tử để làm đẹp.

Chỉ cần mỗi ngày lấy 15 g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà lại vừa có công năng bổ thận, ích tinh và dưỡng can, minh mục

Để nâng cao tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), mạch môn và ngũ vị tử (cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), thảo quyết minh, đan sâm và hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), đương quy và đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), toan táo nhân và ngũ vị tử (dưỡng tâm, an thần), đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương)…

Bài Viết Liên Quan