Cứu ngải
- Đại cương:
Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể để phòng bệnh và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu.
Cứu bao gồm cứu điếu ngải, mồi ngải và cứu hộp ngải.
- Chỉ định:
– Đau và co cơ do lạnh (vẹo cổ cấp, đau lưng cấp do lạnh), đau do ảnh hưởng của bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống…
– Liệt dây thần kinh VII ngoại vi do lạnh, liệt nửa người thể hàn, liệt các chi thể hàn
– cảm lạnh, cảm thường.
– Nam giới di tinh, liệt dương, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt thể hàn; đái dầm.
– Nấc, rối loạn tiêu hoá.
- Chống chỉ định:
– Các trường hợp bệnh lý có nguyên nhân nhiệt (sốt cao, viêm nhiễm…)
– Không nên cứu ở các vùng có nhiều gân, da sát xương, vùng mặt… vì có thể gây bỏng, đặc biệt là những vùng mất cảm giác.
- Chuẩn bị
– Mồi ngải hoặc điếu ngải, hoặc hộp ngải
– Bật lửa.
– Khay quả đậu
- Các bước thực hiện:
– Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ rõ vùng cần trị liệu.
– Cứu điếu ngải: đốt điếu ngải, hơ sát da vùng huyệt, khi bệnh nhân nóng thì nhấc ra xa rồi lại đưa lại gần, tiếp tục như trên.
– Cứu ngải hộp: Đốt một đầu của các đoạn ngải rồi cho vào hộp ngải, sau đó đặt lên vùng cần cứu, rồi phủ khăn lên trên hộp ngải để giữ nhiệt.
– Cứu mồi: Đốt 1 đầu của các đoạn ngải rồi kẹp vào dụng cụ và đặt vào vị trí cần cứu.