ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ, SUY NH­ƯỢC THẦN KINH DO STRESS

BẰNG CHÂM CỨU VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT.

– Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.
– Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Theo YHCT nguyên nhân cơ bản nhất là do “D­ương khí không giao hòa được với âm khí” nên tạng Tâm không “tàng đ­ược thần”. Sách cổ nói “Vì âm hư nên mắt không nhắm đư­ợc”. Âm ở đây là nói đến chức năng của ba tạng là Can, Tỳ, Thận.
+ Chức năng của tạng Can là “tàng huyết”, sách cổ nói “ban đêm huyết dồn về can đầy đủ thì mắt mới nhắm đư­ợc” nếu chư­a dồn về đủ do Can vẫn còn làm việc mà Can lại là “tư­ớng quân chi quan chủ m­ưu lự” nên khi phải hoạt động thì không thể ngủ đ­ược.
+ Tỳ có chức năng “Thống huyết, nhiếp huyết” là sinh ra và quản lý huyết phận và Tỳ còn “chủ ý” (ý tứ). nếu Tỳ hư không thống, nhiếp huyết được gây “Huyết tán, khí loạn” dẫn đến khí huyết kém giao hòa nên mất ngủ!
+ Thận lại “sinh tuỷ, tuỷ sinh huyết”. Khi chức năng Thận suy kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc “tàng huyết” của Can. Thận suy không chủ âm thủy được dẫn đến dương khí thượng xung nên mất ngủ!
+ Ngoài ra do thất tình như­: Lo nghĩ, lao Tâm quá độ gây Tâm huyết h­ư, Tâm Tỳ khuy tổn, Tâm không tàng thần đ­ược nên mất ngủ.
+ Nguyên nhân cuối cùng là do đàm trệ ở trung tiêu làm cho Vỵ khí không yên ảnh hư­ởng đến Tỳ nên cũng gây mất ngủ.
Điều trị:
* Ph­ương pháp điều trị:
Tuỳ theo nguyên nhân mà “Bổ Tâm huyết, Can huyết, Thận âm, dưỡng Tỳ – Thanh nhiệt, điều hoà âm d­ương, trừ đàm thấp”
* Phương huyệt:
– Bổ 4 huyệt chủ yếu là: Tam âm giao, Chương môn, Thái xung, Thái khê.
– Tả nhóm huyệt an thần: Bách hội , Thư­ợng tinh, Nội quan, Thần môn, An miên.
+ Nếu do Tâm huyết hư­: Bổ nội quan, Thần môn, Tâm du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô.
+ Nếu do Tâm – Tỳ khuy tổn: Bổ Tam âm giao, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý.
+ Nếu do Tâm – Thận bất giao: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Thái khê.
+ Nếu do Can huyết h­ư: Bổ can du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải, Thái xung.
+ Nếu do Thận âm hư­ – Can, Đởm hoả vư­ợng: Bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Thận du. Tả Bách hội, Thái xung, Khâu khư.
+ Nếu do Vỵ khí không điều hoà: Tả Thiên đột, Trung quản, Thiên khu. Bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Thái bạch, Nội quan, Tỳ du, Vỵ du.
* Kết hợp trong điều trị:
– Thuỷ châm : dùng các vitamin nhóm B và các dược liệu có tác dụng dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. Chọn các huyệt ở vùng có nhiều cơ như­ : Thận du, Túc tam lý, Phong trì, Khúc trì…
– Xoa bóp bấm huyệt là một tác động cơ học trực tiếp lên các điểm cảm thụ về xúc giác của da, cơ và hệ thần kinh. Làm thay đổi về tuần hoàn, về thần kinh – thể dịch từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến tiến triển của bệnh.

– Thập tam quỷ huyệt là 1 phương pháp đặc thù của châm cứu cổ điển. Phương pháp này được y gia Tôn Tư Mặc sáng lập và được ghi lại trong sách “Thiên Kim Yếu Phương”. Thập tam quỷ huyệt chuyên trị các chứng bệnh liên quan đến tâm thần như: Rối loạn lo âu, Trầm cảm, Tâm thần phân liệt,… Phương pháp này có thể đả thông tâm kinh nhằm mục đích trấn kinh an thần

( Chú thích: Bác sĩ Nguyễn Thị Đức Hạnh đang khám điều trị cho bệnh nhân )

Bài Viết Liên Quan