Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên nó rất dễ nhầm lẫn và ít được biết tới. Cũng có không ít người còn mơ hồ vì không biết căn bệnh này là gì, có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh hay không?
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là gì?
Hệ tiền đình thường giữ vai trò trong việc giúp cơ thể được cân bằng, vì thế khi cơ quan này xuất hiện vấn đề thì sẽ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Cơ thể lúc này sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhất định như hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững, quay cuồng, buồn nôn, người chao đảo… vô cùng khó chịu. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Theo số liệu thống kê đã cho thấy, số lượng nữ giới bị rối loạn tiền đình thường phổ biến hơn nhiều so với nam giới. Đặc biệt, căn bệnh này dễ gây ra nhầm lẫn vì triệu chứng có phần giống với bệnh thiểu năng tuần hoàn não do đó người bệnh còn chủ quan không chịu chữa trị kịp thời.
Rối loạn tiền đình có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống
Những mạch máu ở trong não tạo thành một hệ thống có cấu trúc cực kì đa dạng hấp thu 20 đến 25% lượng máu để nuôi não. Tại đây sẽ diễn ra quá trình trao đổi, chuyển hóa chất do đó nó tạo nên các gốc tự do. Các gốc này sẽ khiến lớp nội mạc mạch máu bị phá hủy, mạch máu tổn thương, mỡ máu, chất béo và phospholipid có xu hướng tập trung lại. Lúc này nó sẽ tạo ra những màng xơ vữa khiến động mạch bị thu hẹp lại, lưu lượng máu di chuyển tới não giảm sút và dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình tuy rằng không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ diễn ra trong khoảng vài ngày, sau đó mới hồi phục dần. Cũng có không ít trường hợp người bệnh bị cơn khó chịu này kéo dài trong nhiều ngày và để lại một số biến chứng như cơ thể hay bị lao đao, mất thăng bằng, chân tay hay run rẩy, tê bì, mắt nhìn nhòe hoặc mờ, sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi trong một thời gian… Đặc biệt, nó còn có thể gây ra một số những căn bệnh khác như nhồi máu cơ tim, thần kinh, huyết áp thấp.
Triệu chứng rối loạn tiền đình gồm những gì?
- Chóng mặt
Đây chính là triệu chứng nhận biết đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được khi mắc phải bệnh rối loạn tiền đình. Lúc đầu nó chỉ thoáng qua, nhưng lâu dần mức độ và tần suất sẽ càng tăng lên. Nhiều trường hợp còn xuất hiện ảo giác như thấy những vật thể đang di chuyển, vận động xung quanh, bập bềnh hoặc xoay tròn.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
- Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Bên cạnh chóng mặt, người bệnh còn kèm theo chứng đổ mồi hơi ở bàn chân, bàn tay, lưng, buồn nôn, nôn, mắt mờ, mất cân bằng ở cơ thể. Đây là hiện tượng xảy ra khi não bộ bị chèn ép, những dây thần kinh ngoại biên đang có nguy cơ bị tổn thương.
- Chóng mặt không rõ nguyên nhân
Đầu óc quay cuồng, lâng lâng, luôn cảm thấy cơ thể nặng nề, rất sợ bị ngã… Đây là triệu chứng xuất hiện ở những bệnh nhân đang bị rối loạn tiền đình có thêm triệu chứng bị rối loạn cảm xúc chẳng hạn như tăng thông khí, trầm cảm, lo âu.
- Mất cân bằng
Khi mất đi sự cân bằng, bạn sẽ thấy cơ thể lâng lâng, chẳng thể nào đứng vững được, không xác định trọng lượng giống như người đã uống rượu say. Triệu chứng này xảy ra khi vùng tiền đình, ngoại tháp, mắt, tiểu não đã không thể tiếp nhận thông tin mà cơ thể truyền tới.
- Mất dần ý thức, bị ngấtKhông ít người sau một thời gian bị căn bệnh này hành hạ thì có khả năng bị mất dần đi ý thức, thậm chí là ngất xỉu có đi kèm với một số hiện tượng như buồn nôn, đổ mồ hôi, thị lực giảm sút trong thoáng chốc. Thủ phạm chính gây ra hiện tượng này là do tụt huyết áp, lượng máu tới não giảm, chức năng tim bị rối loạn.
Điều trị rối loạn tiền đình uống dược liệu gì?
Đông y
- Dược liệu đông y điều trị rối loạn tiền đìnhKhi những loại tân dược đang ngày càng thể hiện những bất cập thì cũng là lúc mà thảo dược tự nhiên được nhiều người lựa chọn hơn. Bởi lẽ nó rất lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng, có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh mà không gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt, một số thảo dược ngoài chữa bệnh còn tăng cường sức đề kháng, sức khỏe, ích can, bổ thận, ích tì, cân bằng khí huyết và phòng ngừa bệnh tái phát rất tốt.