SỐNG KHỎE CÙNG THIÊN NHIÊN – BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH TIẾT LẬP HẠ

SỐNG KHỎE CÙNG THIÊN NHIÊN – BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH TIẾT LẬP HẠ
 
Chúng ta đang ở giữa tiết khí Lập Hạ (7 tháng 5 đến ngày 21 tháng 5 dương lịch hằng năm). Nhiệt độ tăng cao và năng lượng mặt trời rực rỡ. Đây là lúc tuyệt vời nhất để tăng cường sức mạnh dương khí, thả lỏng tinh thần và nạp thêm sinh lực cho tâm hồn. Bạn đã sẵn sàng đón nhận nguồn năng lượng tràn đầy của mùa hạ?
 
Theo lối sống dưỡng sinh truyền thống, tiết Lập hạ là thời điểm lý tưởng để tập trung vào sự cân bằng và nuôi dưỡng tạng Tâm. Hãy dành thời gian thư giãn tinh thần, tận hưởng những hoạt động yêu thích, và đón nhận nguồn năng lượng tích cực của mùa hè.
 
Quy tắc dưỡng sinh trong tiết Lập hạ
 
Sinh hoạt: Sau khi bước vào Lập hạ, ngày dài đêm ngắn càng rõ ràng. Lúc này, tương ứng theo sự biến đổi “dương thịnh âm hư” của tự nhiên, phương diện giấc ngủ nên thay đổi thành ngủ muộn và dậy sớm để đón nhận khí trong lành của trời đất. Tuy nhiên, cần chú ý nghỉ trưa đầy đủ, đặc biệt là ngủ trưa một chút để đảm bảo trạng thái tinh thần và thể lực được đầy đủ. Ngoài ra, trong tiết Lập hạ, thời tiết ngày càng nóng hơn và nhiệt độ tăng lên đáng kể, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm còn khá lớn, vì vậy, cần mặc thêm trang phục thích hợp để tránh cảm lạnh.
 
Tinh thần: Sau Lập hạ, chúng ta dễ thấy phiền táo không yên, vì vậy, vào thời gian này cần tránh nóng giận, cáu gắt, tránh vui mừng, giận dữ quá mức, giữ tinh thần được an tĩnh, vui vẻ, thoải mái, khoan khoái và luôn mỉm cười. Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động như vẽ tranh, câu cá, thư pháp, chơi cờ, trồng hoa, v.v..
 
Vận động: Vào Lập hạ, nhiệt độ tăng cao, mọi người dễ bị đổ mồ hôi. Mồ hôi là dịch của tâm, vì vậy, nên chú ý không để bị ra quá nhiều mồ hôi. Sau khi tập thể dục, nên uống nước ấm để bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể. Các bài tập không nên quá mạnh, có thể chọn những bài tương đối ôn hòa như Thái cực quyền, đi bộ, chạy bộ, v.v..
 
Ăn uống: Nguyên tắc ăn uống lúc này là tăng chua, giảm đắng, bổ thận, trợ can, điều dưỡng tỳ vị. Lúc này, chế độ ăn nên thanh đạm, ít chất béo, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ; nên ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc. Có thể ăn nhiều cá, thịt gà, thịt nạc, các loại đậu, mè vừng, hành lá, gạo tẻ, ngô, sơn tra, sơn trà, dưa hấu, đào, đu đủ, cà chua, v.v.. Ăn ít những đồ như nội tạng động vật, thịt mỡ và đồ mặn như cá muối, dưa muối, v.v..
 

Bài Viết Liên Quan