Stress – Một hiện tượng không còn xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam. Nhắc đến stress là người ta không khỏi không nghĩ đến sự căng thẳng, mệt mỏi, lo nghĩ…Vậy Stress là gì? Và cách chữa bệnh Stress như thế nào. Tại sao bạn lại thường xuyên bị Stress?
1. Stress là gì?
– Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
– Stress là một khái niệm đa hình.Trong thường ngày chúng ta đều trải nghiệm stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động của chúng ta:ở trường, ở nhà, nơi công sở và thậm chí cả trong các hoạt động thể dục thể thao cũng có stress, stress luôn luôn tồn tại quanh ta.
– Có thể hiểu đơn giản stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn thường xuyên gặp Stress
Thông thường có bốn nguồn gây ra bệnh stress:
– Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
– Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…
– Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
– Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…
3. Những triệu chứng thường gặp khi bạn bị stress
Mỗi cá nhân riêng biệt đều có những biểu hiện stress khác nhau, dưới đây là những biểu hiện stress tiêu biểu mà chúng ta cần nhớ
Những biểu hiện Stress về mặt cảm xúc:
– Cảm thấy khó chịu
– Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
– Cảm thấy buồn bã
– Cảm thấy chán nản, thờ ơ
– Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
Những biểu hiện stress về hành vi:
– Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
– Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá
– Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
– Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
– Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
– Hay quên hoặc trở nên vụng về
– Luôn vội vàng và hấp tấp
– Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít Những triệu chứng về thể chất
– Đau đầu
– Căng hoặc đau cơ bắp
– Đau bụng
– Đồ mồ hôi
– Cảm thấy chóng mặt
– Rối loạn tiêu hóa
– Khó thở hoặc đau ngực
– Khô miệng
– Ngứa trên cơ thể
– Có vấn đề về tình dục: Yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục, rối loạn sinh lý, …
4. Cách chữa bệnh Stress
– Hài ước: Cố gắng sử dụng khiếu hài ước trong những tình huống khó khăn. Cười về chính bản thân mình cũng rất có lợi
– Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ được giải tỏa phần nào qua những hoạt động cơ bắt.
– Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
– Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ: Điều này có vẻ khó vì trong khi căng thẳng, đôi lúc bạn thực sự không muốn ăn không muốn ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chính ăn và ngủ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và do đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình.
– Học để lập kế hoạch: Sự thiếu tổ chức có thể gây ra căng thẳng và gây mất thời gian. Liệt kê ra những việc cần làm và thực hiện những việc nhỏ và dễ làm trước. Cảm giác hoàn thành công việc (dù là nhỏ) sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
– Học để chơi: Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống và có sự vui đùa. Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào.
– Học thư giãn: Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an. Hãy học các cách thư giãn từ các nhà tâm lý học, giáo viên thiền, Yoga…
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN AN TRIẾT
TS.BS NGÔ QUANG HẢI