Cạo gió

Cạo gió

  1. Đại cương:

Trong y học cổ truyền, ông cha ta quan niệm rằng, khi cơ thể bị trúng “gió độc” sẽ biểu hiện các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đau bụng… Để điều trị chứng bệnh này, bệnh nhân cần được cạo gió, hay còn gọi là đánh gió, đánh cảm. Đây là phương pháp sử dụng các tác động vật lý từ những dụng cụ như dây chuyền, thìa nhôm, trứng gà, bàn cạo gió, nhẫn… hoặc kết hợp với hỗn hợp các dược liệu như gừng, rượu, lá trầu không,… lên một số bộ phận của cơ thể. Nhờ việc đánh, cạo theo các kinh mạch mà khí huyết và tuần hoàn của cơ thể được lưu thông, đẩy lùi “khí độc”, từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng kể trên.

Hiện nay, tuy chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào công bố tác dụng của phương pháp cạo gió, nhưng đây vẫn là cách trị bệnh được nhiều người tin tưởng áp dụng, đặc biệt là trong bệnh cảm mạo. Trên góc độ Y học cổ truyền, cạo gió có thể mang lại các tác dụng chính như:

  • Giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, khai thông bế tắc, ứ trệ.
  • Tăng cường quá trình bài tiết chất thải qua da..
  • Giúp cân bằng phần âm dương trong cơ thể.
  • Giãn cơ, thông lạc.
  • Giúp toát mồ hôi, giảm mệt mỏi, giảm đau nhức.
  1. Chỉ định:
  • Cảm mạo phong hàn.
  • Cảm nắng
  • Đau cục bộ: đau lưng, đau mỏi cổ gáy,…
  1. Chống chỉ định:
  • Cảm mạo phong nhiệt.
  • Trẻ em
  • Bệnh tim, cao huyết áp
  • Phụ nữ có thai
  • Vùng da tổn thương
  • Người mắc bệnh máu khó đông.
  1. Dụng cụ:
  • Dụng cụ cạo gió
  • Rượu xoa bóp Dr. Hải
  1. Các bước tiến hành:
  • Chọn nơi kín gió, bệnh nhân nằm thả lỏng, bộc lộ vùng cần cạo gió.
  • Xịt rượu xoa bóp Dr Hải vào vùng cần cạo gió.
  • Tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 độ rồi tiến hành cạo.
  • Cạo theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Cạo dọc 2 bên cổ gáy, từ cổ đến vai. Cạo dọc khối cơ cạnh sống 2 bên. Nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu.

Bài Viết Liên Quan