GÙ VẸO CỘT SỐNG Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay; do đặc thù công việc phải ngồi hàng giờ trước máy tính hay xử lý công việc trên bàn giấy trong thời gian dài mà không vận động, không thay đổi tư thế; nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý cơ – xương – khớp. trong đó có gù vẹo cột sống.
Chị P.L.C – 31 tuổi, hiện đang điều trị gù vẹo cột sống tại PK chuyên khoa YHCT An Triết. Là nhân viên văn phòng, chị thường bị đau mỏi vai gáy và thắt lưng. Cách đây khoảng 2 năm, rất tình cờ, sau 1 lần chụp phim X-quang để kiểm tra sức khoẻ định kì, chị C phát hiện mình bị gù vẹo cột sống.
Sau đó, dù điều trị bấm huyệt ở nhiều nơi nhưng tình trạng của chị không cải thiện nhiều. Tới tháng 6/2022, chị C đến khám tại An Triêt trong tình trạng: đau vùng cột sống thắt lưng, đau mỏi vùng vai gáy (P)>(T), thỉnh thoảng tê 1/2 người (T) khi ngồi làm việc quá lâu, hoặc cảm giác tê kéo dài khi mặc áo bó vùng cánh tay.
Được TS.BS Ngô Quang Hải trực tiếp khám và điều trị theo phác đồ: châm cứu, bấm huyệt, đắp cao ngải cứu, kéo dãn cột sống thắt lưng kết hợp tập luyện, chỉnh tư thế khi làm việc và sinh hoạt thì sau 1 liệu trình điều trị; chị C đã giảm hẳn cảm giác đau mỏi vùng cột sống thắt lưng và vai gáy, không còn tê ½ người khi ngồi làm việc quá lâu. Sau 2 tháng, kết cả chụp X-quang đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt: độ vẹo cột sông giảm từ độ cobb còn 23,9 độ cobb.
Để giảm thiểu và phòng tránh nguy cơ cong vẹo cột sống, thì không chỉ nhân viên văn phòng, đều cần chú ý vận động, sinh hoạt đúng tư thế; đặc biệt khi bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa khi nhu cầu làm việc, giải trí trên các thiết bị điện tử ngày càng cao.
Đến ngay cơ sở y tế uy tín để phát hiện kịp thời, điều trị sớm và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu như: vai 2 bên không đều, tư thế đi nghiêng về 1 bên, đau mỏi vai lưng khác bên,…

Bài Viết Liên Quan