Các giai đoạn trầm cảm và hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm

Các giai đoạn trầm cảm và hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng rối loạn tâm lý cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế hoạt động tâm thần. Trầm cảm điển hình sẽ thường có những biểu hiện như: Khí sắc trầm và sẽ mất đi mọi sự quan tâm hoặc là sự thích thú, gây giảm năng lượng sẽ dẫn tới tăng mệt mỏi và sẽ giảm hoạt động,… tồn tại ít nhất 2 tuần. Có thể chia các giai đoạn trầm cảm làm 3 giai đoạn diễn biến chính của trầm cảm sau đây:

Cách phát hiện sớm trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên

1.Các giai đoạn trầm cảm từ nhẹ đến nặng:

Các giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn 1 của trầm cảm – Cấp 1 ( nhẹ )

–  Buồn chán dù không biết lý do, không muốn làm việc

– Cảm thấy cạn kiệt hết nguồn năng lượng, bỏ hết các đam mê và cả sở thích từ trước

– Bản thân khó tự nhận thức được là mình có bệnh, tự tách biệt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội và thế giới xung quanh

– Tìm cách xa lánh mọi thứ và chỉ thích ở 1 mình trong phòng kín, nơi vắng lạng

Các giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn 2 của trầm cảm – Cấp 2 ( vừa )

–  Xuất hiện cảm giác sợ hãi, uể oải, thiếu sức sống và muốn buông xuôi mọi thứ

–  Không thể suy nghĩ bất cứ việc gì dù là đơn giản nhất

–  Xuất hiện những nỗi sợ hãi gần như ám ảnh và rất vô lý như sợ đám đông, sợ bóng tối, sợ một bài hát bất kỳ, sợ tiếng động, …

–  Cáu gắt vô cớ, bực dọc với tất cả mọi người

–  Rối loạn giấc ngủ, không ngủ được hoặc ngủ quá nhiều

–  Cảm thấy không có ai có thể hiểu và cũng không có ai giúp được mình

Các giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn 3 của trầm cảm – Cấp 3 ( nặng)

– Cảm giác tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội.,

– Tự cho rằng bản thân vô dụng, kém cỏi, không có ích, bị bỏ rơi

– Có xu hướng tự làm tổn hại bản thân – tự sát

– Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát

– Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật

– Nghĩ đến cái chết nhiều lần trong tuần

2.Hậu quả nghiêm trọng để lại qua các giai đoạn trầm cảm

Xét thể mặt sức khỏe thể chất:

Xuất phát từ việc người bệnh tự bỏ bê bản thân, không tự chăm sóc mình, lâu dần dẫn đến việc người bệnh suy giảm sức khỏe, dễ mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, … Những bệnh lý này sẽ khiến thể chất của người bệnh sụt giảm, hệ miễn dịch, sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng.

Xét về mặt tâm lý, tư duy:

– Giảm khả năng tập trung, mất dần những suy nghĩ tích cực, trong đầu chỉ toàn những ý nghĩ tiêu cực.

–  Mất trí tuệ và phát triển bệnh Alzheimer ở các giai đoạn trầm cảm sớm.

–  Từ sử dụng đến lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện để tìm lối thoát, tìm sự giải tỏa trong cảm xúc.

– Cô lập bản thân, không giao tiếp với xã hội, với mọi người xung quanh.

– Ý định tự sát.

Người bệnh Trầm cảm thường được phát hiện muộn, việc cải thiện không thường xuyên, khiến hiệu quả cải thiện thấp, để lại nhiều biến cố khó lường cho người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp cải thiện Trầm cảm, Y học cổ truyền là một trong số các hướng cải thiện được bệnh nhân lựa chọn bởi tính hiệu quả, an toàn, không để lại tác dụng phụ.

Bài Viết Liên Quan