Những thực phẩm không được ăn khi mắc rối loạn lo âu trầm cảm
Rối loạn lo âu trầm cảm là một trong những chứng bệnh tâm thần phổ biến hiện nay. Bệnh lý này đặc trưng bởi cảm xúc lo lắng, sợ hãi, u uất, thu mình lại trước xã hội xung quanh, có kèm theo các biểu hiện như vật vã, kích thích, hồi hộp, tim đập nhanh, thở ngắn nông,….
Rối loạn lo âu trầm cảm ảnh hưởng nhiều về mặt tinh thần và sức khỏe thể chất. Về lâu dài, bệnh lý này còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới các kỹ năng cơ bản của mỗi người như kỹ năng giao tiếp, sự tương tác xã hội, sẽ làm gián đoạn các quá trình học tập và sẽ làm giảm hiệu suất lao động. Rối loạn lo âu trầm cảm kéo dài cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh khác như mất ngủ, suy nhược cơ thể, bệnh lý tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …
Người mắc bệnh rối loạn lo âu trầm cảm nên tránh những thực phẩm nào ?
Hiện nay, cải thiện rối loạn lo âu trầm cảm chủ yếu là sử dụng sản phẩm tây y và cải thiện tâm lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ sinh hoạt, thời gian nghỉ ngơi để ổn định cảm xúc, đẩy lùi sự lo âu quá mức và nâng cao sức khỏe thể chất.
Các nghiên cứu trong thời gian gần đây về chứng rối loạn lo âu trầm cảm đều cho thấy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố có mối liên hệ mật thiết với chứng lo âu và nhiều rối loạn tâm thần khác. Bệnh nhân rối loạn lo âu trầm cảm nên tránh sử dụng hoặc sử dụng ở lượng ít, vừa phải các loại thức ăn thực phẩm sau:
– Các loại thực phẩm chứa gluten: lúa mạch, lúa mì, yến mạch,…
– Giảm lượng đường ở trong các chế độ ăn hàng ngày
– Hạn chế sử dụng chứa lượng cao chất béo bão hòa
– Hạn chế bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu protein
– Thức uống chứa có cồn và cafein
Rối loạn lo âu trầm cảm được xếp vào nhóm bệnh lý tâm thần, các bệnh lý ở nhóm này đều chịu sự tác động rất lớn của tâm lý, tình cảm. Bản thân người bị rối loạn lo âu nên tránh tiếp cận với các luồng tin tức xấu, chỉ nên tìm gặp và nói chuyện với các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực bệnh lý này.
Môi trường sống cũng tác động rất lớn đến bệnh nhân. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của bệnh nhân rối loạn lo âu trầm cảm cũng nên tránh đề cập đến tình trạng bệnh này, tránh làm bệnh nhân suy nghĩ, hoang mang hơn.
Nên cổ vũ, khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội tích cực, để người bệnh được thay đổi môi trường sống, giao lưu và tiếp xúc với nhiều người, tăng tương tác với xã hội.