Rối loạn lo âu và trầm cảm căn bệnh nào nguy hiểm hơn

 

Rối loạn lo âu và Trầm cảm là hai bệnh lý cùng thuộc nhóm bệnh rối loạn tâm thần. Hai mặt bệnh này khá thường gặp trong cuộc sống hiện đại, đã được các kênh thông tin đề cập khá nhiều.

Những nguy hiểm mà bệnh gây ra đã được rất nhiều nguồn tin đề cập. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều thắc mắc so sánh về rối loạn lo âu và trầm cảm này. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn về Rối loạn lo âu và Trầm cảm, căn bệnh nào sẽ nguy hiểm hơn?

Hỏi đáp: Nên làm gì khi bị mắc bệnh rối loạn lo âu?

1.Tìm hiểu hiểu Rối loạn lo âu là gì ?

Rối loạn lo âu là cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng khác như vật vã, bồn chồn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hơi thở nông và gấp, sợ  hãi, ám ảnh.

– Lo âu có thể là cảm giác ám ảnh bạn trong cả ngày, nhưng cũng có thể tạo thành những cơn rối loạn kịch phát khiến bạn hoảng sợ đến mức cùng cực, những cơn rối loạn này có thể chỉ kéo dài trong vài giây, vài phút, thậm chí hàng giờ..

– Mỗi người có ngưỡng chống lại lo âu sợ hãi khác nhau. Nhưng ở người mắc chứng Rối loạn lo âu thì ngưỡng này thực sự rất thấp, và sự lo âu của họ sẽ chuyển sang cảm xúc hoảng loạn cùng cực, khi này họ rất có thể gây tổn hại cho chính bản thân và những người xung quanh.

– Rối loạn lo âu có thể tiến triển đến trầm cảm nhưng cũng có thể là một biểu hiện của trầm cảm, thậm chí có thể là hai chứng rối loạn song hành trên cùng một người bệnh.

2.Chứng rối loạn lo âu có nguy hiểm hay không ?

–  Để trả lời cho câu hỏi Rối loạn lo âu là gì, bệnh có nguy hiểm không thì câu trả lời là “Có”. Bệnh rối loạn lo âu không được phát hiện và cải thiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cả về mặt sức khỏe vật chất và sức khỏe tinh thần. Cụ thể như sau:

Tác động tới hệ tim mạch: Trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài làm tăng nồng độ hormone gây stress trong cơ thể. Từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, gây đau tức ngực, cơn khó thở  thậm chí có thể gây ra những cơn đột quỵ rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Làm chuyển biến xấu với các bệnh mãn tính: Một người khỏe mạnh mắc chứng rối loạn lo âu cũng đã gặp rất nhiều vấn đề trong sức khỏe thì với những người vốn đã mắc các bệnh mạn tính, vấn đề này sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Cụ thể, chứng rối loạn lo âu có thể khiến một số bệnh như tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh cường giáp hay suy giáp,… trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài quá trình cải thiện.

Khi thường xuyên xuất hiện suy nghĩ tiêu cực: lo lắng thái quá sẽ khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm, xuất hiện tâm lý ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, hoặc là cũng có thể là do chính người bệnh có các hành vi không được chuẩn mực khiến cho chính họ bị mọi người xung quanh xa lánh. Điều này làm tác động xấu đến tâm lý người bệnh và người xung quanh họ.

Tình trạng rối loạn lo âu không được tháo gỡ: có thể khiến người bệnh giảm hoặc mất hẳn hứng thú với những hoạt động sinh hoạt thường ngày, chỉ còn lại cảm giác chán nản, mệt mỏi. Lâu dần sẽ dẫn tới chứng trầm cảm, nghiêm trọng nhất là trong bản thân người bệnh xuất hiện những thôi thúc về ý nghĩ tự tử.

Gia tăng tệ nạn xã hội: Không có kiến thức về bệnh lý có thể khiến người bệnh dễ sa đà vào các chất kích thích để tìm cảm giác được giải thoát, đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề xã hội vốn đã nhức nhối trong xã hội hiện nay.

Dấu hiệu trầm cảm và những thông tin về bệnh lý | Medlatec

3.Tìm hiểu bệnh Trầm cảm là bệnh lý gì ?

– Bệnh trầm cảm có tên gọi tiếng Anh đó là Depression, là một loại rối loạn tâm trạng gây ra các cảm giác buồn bã và thấy mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và cách hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến tình cảm và thể chất. Bởi vậy, bệnh trầm cảm sẽ khiến cho cuộc sống của người bệnh trầm cảm gặp nhiều khó khăn, thậm chí sẽ tạo ra các kết cục rất bi thảm

– Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã từng ghi nhận Trầm cảm là căn bệnh phổ biến và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 của toàn thế giới, cụ thể là

+Có khoảng hơn 300 triệu người đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh trầm cảm.

+ 75% tổng số ca bệnh tự tử vì chứng trầm cảm nặng

+ 5% ca bệnh trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội

+ 22% do nghiện các chất kích thích và cờ bạc

+ 3% do tâm thần phân liệt hay bệnh động kinh

4.Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào nếu không được hỗ trợ cải thiện kịp thời ?

Trên phương diện về vấn đề sức khỏe thể chất:

Khởi đầu, người bệnh chỉ không còn muốn chăm sóc cho sức khỏe của chính bản thân mình, bỏ bê cảm xúc, bỏ ăn, chán ăn, lâu dần việc này sẽ khiến cho sức khỏe giảm sút, hàng rào miễn dịch sẽ không thể đủ sức để có thể chống lại những tác nhân gây hại từ chính môi trường và biến chứng bệnh sẽ thành nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

– Bệnh lý tim mạch, bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường,…

– Rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, đau đầu

– Suy giảm các chức năng sinh lý của nam và nữ, giảm ham muốn

Các biến động về mặt tâm lý và tình cảm:

– Giảm khả năng tập trung, giảm tư duy logic.

– Sa sút trí tuệ, dễ thúc đẩy tiến trình bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm.

–  Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện để tìm sự thoải mái dù là ngắn hạn.

– Cô lập bản thân, thu hẹp mọi mối quan hệ xã hội, ngại giao tiếp, sợ đám đông.

– Tự làm tổn hại chính bản thân mình vì những  ý nghĩ tự tử hoặc luôn nghĩ tới sự chết chóc, bạo lực.

Như vậy để so sánh sự nguy hiểm của rối loạn lo âu và trầm cảm trên bài viết đã liệt kê ra các tác hại rối loạn lo âu và trầm cảm và một số khái niệm cơ bản về từng bệnh, rối loạn lo âu và trầm cảm nếu không được đánh bay sẽ rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm của rối loạn lo âu và trầm cảm được xếp là tương đương nhau đều gây hậu quả về mặt thể chất và tâm lý, 2 bệnh diễn biến gần như có sự liên kết với nhau.

Do đó, nếu có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn cụ thể, tránh những hệ quả đáng tiếc.

 

Bài Viết Liên Quan