Tác dụng phụ thuốc mất ngủ trong cải thiện giấc ngủ

Tác dụng phụ thuốc mất ngủ trong cải thiện giấc ngủ

Sản phẩm tây y cải thiện mất ngủ hay sản phẩm an thần gây ngủ được sử dụng rất nhiều trong điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng cải thiện sản phẩm tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để sử dụng an toàn và hiệu quả, việc tìm hiểu tác dụng phụ của sản phẩm tây y cải thiện mất ngủ là không thể thiếu.

Khi cải thiện mất ngủ, rối loạn lo âu bằng cách sử dụng sản phẩm tây y, người bệnh có thể gặp một số các tác dụng phụ thuốc mất ngủ. Các tác dụng phụ này có thể thoáng qua, hoặc kéo dài, có thể ngừng khi ngừng thuốc nhưng thậm chí vẫn có thể kéo dài đến khi người bệnh đã ngừng thuốc lại.

Thận trọng khi dùng thuốc chữa mất ngủ - Lưu ý quan trọng

1.Các tác dụng phụ thuốc mất ngủ thường hay gặp nhất

– Dị cảm trên da, thường gặp nhất là cảm giác khô, ngứa, rấm rứt ở lòng bàn tay bàn chân. Hoa mắt chóng mặt, khó tỉnh táo vào ban ngày, hiện tượng ngủ gà, có những giấc ngủ gà gật khoảng 5-10 phút dù chưa phải đến thời điểm đi ngủ. Thèm ăn hay chán ăn cũng là tác dụng phụ mà thuốc gây ra, kéo theo đó là sự tăng cân hoặc sụt cân khó kiểm soát. Một số bệnh nhân cũng than phiền về việc họ thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy, ợ hơi, ợ chua trong quá trình sử dụng thuốc an thần…

– Đặc biệt, sản phẩm tây y cải thiện mất ngủ có thể cản trở nhịp thở bình thường, điều này có thể gây nguy hiểm đối với những người bệnh đã mắc một số bệnh lý hô hấp như khí phế thũng, hen phế quản, phế quản co thắt.

– Một số loại có tác dụng phụ phức tạp hơn, có thể gây ra những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ. Cụ thể là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ mà chúng ta thường gặp nhất là mộng du, người bệnh thường không nhớ được những hành động, lời nói đã làm trong thời điểm này, việc mộng du nếu xảy ra mà không có người giám sát sẽ dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

2.Biểu hiện của cơ thế khi phản ứng với tác dụng phụ thuốc mất ngủ:

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc an thần, cơ thể sẽ biểu hiện ra bằng những triệu chứng có thể quan sát được, dị ứng là biểu hiện đơn giản dễ nhận biết nhất. Dưới đây là những dấu hiệu đầu tiên của việc dị ứng với tác dụng phụ thuốc mất ngủ:

–  Thị lực giảm sút bất thường

–  Đau vùng ngực, rối loạn nhịp thở, khó thở

–  Nhịp tim nhanh mạnh hơn

–  Bệnh nhân nhiều khi có cảm giác thấy buồn nôn

–  Ngứa, mề đay, nổi ban trên da

–  Phù: phù có thể gặp ở mi mắt, môi, tay, chân, …

– Nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong đó là sốc phản vệ; phản ứng dị ứng dẫn tới phù mạch và làm sưng mặt nghiêm trọng.

Nếu giấc ngủ của bạn chỉ là mất ngủ cấp tính, bác sĩ có thể kê đơn giúp hỗ trợ ngủ cho bạn trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu bạn tự ý sử dụng thường xuyên, kéo dài, một số loại như benzodiazepine như zolpidem hoặc eszopiclone có thể trở nên kém hiệu quả do cơ thể không còn dung nạp được sản phẩm hỗ trợ ngủ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phụ thuộc vào sản phẩm hỗ trợ ngủ về mặt tâm lý, nếu không dùng các sản phẩm này thì sẽ không thể ngủ được, đây chính là tình trạng lệ thuộc thuốc. Việc bạn bị lệ thuộc vào thuốc sẽ là cản trở rất lớn trong việc mang lại giấc ngủ sinh lý cho bạn sau này khi điều trị.

3.Nên đi khám ở đâu khi cơ thể bị tác dụng phụ thuốc mất ngủ ?

Việc nhận thức được những tác dụng phụ của sản phẩm hỗ trợ ngủ rất quan trọng để được can thiệp xử trí kịp thời. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ ngủ trong một thời gian dài không phải là lựa chọn tốt cho bạn.

Vì thế, nếu có triệu chứng mất ngủ, rối loạn lo âu bệnh nhân nên tìm đến các Bác sĩ có trình độ chuyên môn để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng hỗ trợ phù hợp, tránh lạm dụng sản phẩm hỗ trợ ngủ.

Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết hiện đã và đang là địa điểm thu hút nhiều bệnh nhân mất ngủ đến khám và hỗ trợ cải thiện. TS.BS. Ngô Quang Hải phụ trách chuyên môn tại phòng khám là bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đặc biệt ở nhóm bệnh lý mất ngủ. Bằng các phương pháp hoàn toàn của y học cổ truyền bác sĩ đã tìm lại giấc ngủ sinh lý cho rất nhiều bệnh nhân, được bệnh nhân rất tin yêu.

Bài Viết Liên Quan